BÍ QUYẾT CHỐT SALE: CÓ QUA CÓ LẠI
BÍ QUYẾT CHỐT SALE: CÓ QUA CÓ LẠI
Một cậu bé bán cho giáo sư 2 vé xem xiếc giá 100 USD/vé. Giáo sư không mua. Cậu bé nói, bác mua cho cháu kẹo socola vậy, 1 USD/cái
Thế là giáo sư mua 2 cái, mỗi cái 1 USD. Vài phút sau, giáo sư mới nhận ra mình không hề thích ăn kẹo socola.
Điều gì đã diễn ra?
Cậu bé đã thực hiện việc nhượng bộ, không ép giáo sư mua vé nữa.
Giáo sư nhận được việc nhượng bộ này nên mới mua kẹo.
Có một số nguyên tắc tâm lý học đã diễn ra ở đây:
Mình nhượng bộ người khác, người khác sẽ có xu hướng làm việc tương tự với mình. Trong tâm lý người nhận được nhượng bộ trước sẽ diễn ra sự mất cân bằng vì cảm thấy mình đang nợ người kia 1 thứ tương tự, 1 sự nhượng bộ => Họ sẽ cố gắng nhượng bộ lại để được sự cân bằng trong chính tâm lý họ.
Nguyên lý tương phản: Có 2 vật tương phản nhau, tính chất của vật thứ 2 vì đưa ra sau nên sẽ bị thay đổi so với giá trị gốc của nó. 2 vé xem xiếc giá 200 USD là rất cao, nên khi đưa giá 2 viên kẹo giá 2 USD, người mua sẽ cảm thấy 2 viên kẹo này rẻ hơn bình thường khi ta chỉ đưa giá 2 viên kẹo mà không đưa giá 2 vé kia trước.
Trong bán hàng, người ta hay gọi nguyên tắc này là up-sale. Chào bán cho khách 1 sản phẩm đắt trước, và khi đưa sản phẩm rẻ ra sau, khách sẽ cảm thấy sản phẩm đó rẻ hơn bình thường. Ví dụ khi khách đã mua 1 cái iPhone giá 18 triệu, thì họ sẽ thấy 1 cái vỏ giá 400K rẻ hơn khi ta đề nghị họ mua mỗi cái vỏ này không.
Nguyên tắc tương phản còn nên áp dụng triệt để với các sản phẩm ảo. Với các vật dụng ảo trong game, khi mà người chơi không có cách nào so sánh và tưởng tượng ra giá trị của chúng, thì ta phải đưa ra các vật phẩm có sự tương phản lẫn nhau. Ví dụ: Gói A – 100,000 đồng đổi được 100 Xu. Gói B – 10,000 đồng đổi được 30 Xu. Rõ ràng gói B sẽ được cảm thấy rẻ hơn vì được để phía sau và so sánh với Gói A.
-----------
#trithucdoanhnhan #marketing #leadership
Fanpage: Tri thức doanh nhân - Chìa khoá làm giàu
Post a Comment