NGƯỜI VIỆT NAM VÀ THÓI QUEN UỐNG CÀ PHÊ - CLB Nguồn Hàng Khởi Nghiệp by KNVN.VN

Header Ads

NGƯỜI VIỆT NAM VÀ THÓI QUEN UỐNG CÀ PHÊ












Rất nhiều trong số 90 triệu người Việt Nam quen thuộc với cà phê, Đây là biểu tượng tự hào của ngành nông nghiệp nước ta. Nhưng trong chính niềm tự hào này, cây cà phê nguyên bản vẫn mang một nỗi hàm oan to lớn trước các giá trị kinh tế mang về. Người Việt đã “quên” từ lâu lắm cái hương vị thuần nguyên của cà phê, lâu đến mức không còn nhận ra đâu là cà phê giữa vô vàn hương vị phối trộn trong một ly sậm màu.




Trong hàng thập kỷ, Việt Nam đã “ghi danh” trên thị trường cà phê thế giới với vị thế là nước xuất khẩu Robusta (cà phê Vối) Hàng đầu thế giới. Nếu chia thế giới cà phê theo hai thái cực cà phê Arabica và Robusta, Việt Nam sẽ là “thánh địa” Robusta, và vị trí “cường quốc” Arabica thuộc bề Brazil (mặc dù cây Robusta cũng chiếm khoảng 10% trong ngành cà phê nước này).Việt Nam đã đứng đầu sản lượng Cà phê vối (Robusta) trong nhiều năm liền




Nhắc đến Brazil không chỉ là nước xuất khẩu cà phê đứng đầu thế giới mà còn xếp thứ 2 sau Mỹ trong việc tiêu thụ cà phê. Tại Brazil người dân tiêu thụ khoảng 40% sản lượng cà phê họ tạo ra. Hàng năm lượng cà phê bình quân mỗi người dân sử dụng tại Brazil thụ 4,01 kg (So với thế giới trong khoảng 4,5-4,7 kg/người/năm)




Trong khi đó tại nước ta Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê năm 2016 đạt 1,78 triệu tấn, nhưng mức tiêu thụ bình quân đầu người cà phê của Việt Nam đạt 1,25 kg/người/năm. ICO đã chỉ ra tiêu dùng nội địa của cà phê Việt Nam hiện chỉ đạt gần 3,6%, thấp nhất trong số các nước sản xuất cà phê. Mức chênh lệch “khập khiễng” đã đặt ra vấn đề, Người việt Nam uống gì mỗi sáng mà chỉ chiếm có 3,6% lượng cà phê trong nước?

Hệ lụy một thời của việc phân phối cà phê bao cấp




Quay lại với sở thích và thói quen uống cà phê của người Việt, Tuy rằng thưởng thức ở mỗi vùng, miền khác nhau mà người ta điều chỉnh việc rang hạt cà phê có màu đậm, nhạt khác nhau, Nhưng tựu chung là đều cộng hưởng áp đảo bởi hương vị của hạt Robusta nguyên bản miền đất đỏ bazan với chất vị đậm, đắng, thơm mùi hạnh nhân, mùi đất.




Nhưng cực đoan hơn nữa khi có những ngộ nhận cà phê sạch phải có nước pha đen sóng sánh, quánh kẹo bám thành ly, bám lấy đá, và bọt phải dày, bền, lâu tan Không có trong ý thức khẩu vị của người dân ba miền về một loại cà phê với hương nhẹ nhàng tinh tế, độ chua thanh, tươi, sạch lưỡi và đặc biệt hơn là tỏa ra mùi hạnh nhân, hoa trái, bơ dầu và mùi đất.

Thị hiếu người việt tập trung vào ly cà phê đậm, đắng, thơm mùi hạnh nhân, mùi đất.




Vậy phải chăng thực sự người Việt ngộ nhận hương vị cà phê nguyên bản, Và hạt cà phê đang chịu một sự oan trái, phải chia mùi sẻ vị với bao nhiêu loại tạp phẩm, trộn chung.

Sự ngộ nhận hương vị Cà phê nguyên bản




Không ai biết là do những người Pháp truyền dạy hay chính ta sáng tạo ra cách thức đưa thêm các hương liệu vào cafe trong quá trình rang như mỡ gà, nước mắm, rượu,..Mà đúng là “Cái khó ló cái khôn” như từ ngữ hay sử dụng thời đó đã được dân buôn rang xay cà phê áp dụng triệt để. Muốn cà phê đen và thơm hơn thì có đậu nành, sánh đặc cho bắt mắt thì có bắp rang, nhấn nhá thêm chút vị chát thì đã có cau khô. Để giữ vị đậm đà cho cà phê phải dằn chút nước mắm ngon khi rang, giống như dân Nam bộ nấu chè muốn đậm đà phải dằn chút muối cho trọn âm dương.




Đúng thực là vậy, Người Việt đã “quên” từ lâu lắm cái vị thuần nguyên bản của cà phê, lâu đến mức không còn nhận ra đâu là cà phê nữa. Nguyên do thì sâu xa lắm, phải quay lại thập niên 80, qua những dòng chảy lịch sửcủa cà phê Việt Nam, ta sẽ thấy không phải đương nhiên mà ra cớ sự một quốc gia đứng đầu về xuất khẩu cà phê Vối, lại uống chỉ toàn cà phê “Rởm”. Ngày nay cũng chính thói quen thưởng thức đó đã vô tình tạo điều kiện cho các nhà sản xuất cà phê ngày nay lợi dụng để sản xuất ra các loại xà phê hỗn hợp mà không ai có thể phân biệt được có gì ở trong đó.


Cà phê Vợt “hầm trong siêu” của Sài Gòn xưa

Uống cà phê nguyên bản – lựa chọn tương lai của người Việt




Tiêu thụ sản phẩm do mình làm ra, cũng là một nét đẹp văn hoá. Trước đây, chúng ta vẫn nghĩ giản đơn rằng, cà phê làm ra là để xuất khẩu. Có lẽ ý nghĩ đó chỉ xuất phát từ một nếp nghĩ đã có từ lâu là người Việt quen uống trà. Trà đã trở thành đồ uống truyền thống…




Và đôi khi ta cần nhìn lại vấn đề theo cách cởi mở hơn, mới mẻ hơn,Như quan điểm của ông Ông Đoàn Triệu Nhạn cho rằng: “Để đẩy mạnh tiêu thụ cà phê nội địa chúng ta cũng cần phát triển cà phê có hương liệu vì nó tăng thêm người tiêu thụ, làm mạnh mẽ thêm hình ảnh cà phê của ta và mở rộng cơ sở người tiêu dùng của ta như ở các quán cà phê, cửa hàng ăn”. Bạn đọc nhớ phân biệt rạch ròi “cà phê có hương liệu” và “cà phê có thế liệu nhé”Tiêu thụ cà phê nguyên bản sẽ tạo nên một hậu thuẫn vững chắc cho nông dân trước thị trường cà phê quốc tế

Cái vòng luẩn quẩn của cà phê sạch – bẩn




Về góc độ sức khoẻ, thế giới đã có nhiều cuộc hội thảo về chủ đề cà phê và sức khoẻ, để đi đến kết luận: cà phê là một loại đồ uống kích thích, tự nhiên và lành. Khá tương đồng với một câu cách ngôn của nhà triết học người Thụy Sỹ ở thế kỷ 14: “Tất cả là thuốc độc. Chẳng có gì là không độc cả. Chỉ có liều lượng là có thể khiến cho mọi cái không thành thuốc độc”.




Khi đang đọc bài này, ai đó trên thế giới đang uống 1 cốc Specialty Coffee, Vậy mà dự luận xã hội ngày đêm vẫn cứ thản nhiên bàn về hai thái cực bẩn sạch trên đất nước đầy ắp cà phê này.. Nước ta đã đi rất lâu sau những bước phát triển của ngành cà phê thế giới, vì vậy nếu có một tình yêu cho cây cà phê Việt, bạn sẽ thấy còn nhiều điều đáng tôn vinh, phát triển, hơn là cái tiêu đề muôn thuở “thói quen cà phê Việt”.

Không có nhận xét nào