ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ KHI ĐĂNG KÝ TẠI CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ (Sau đây gọi tắt là SHTT) - CLB Nguồn Hàng Khởi Nghiệp by KNVN.VN

Header Ads

ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ KHI ĐĂNG KÝ TẠI CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ (Sau đây gọi tắt là SHTT)


(Bài 2)
(Mình xin phép gắn thẻ 1 số bạn, nếu thấy phiền gỡ tag giúp mình ạ, mong đc góp ý cho các bài viết sau hoàn thiện hơn)




Tên thương hiệu tốt sẽ có khởi đầu thuận lợi và may mắn cho sự phát triển và hoạt động lâu dài của Doanh nghiệp. Nhận diện thương hiệu là tổng hợp của nhiều yếu tố: Logo, mẫu mã sản phẩm, Slogan, đồng phục, name card,... Đó là sự đồng điệu về màu sắc, đường nét, hình ảnh, câu chữ,... Trước tiên, cần một logo chuyên nghiệp để tồn tại lâu dài, phát triển song hành cùng doanh nghiệp. 
Đăng ký logo, tên thương hiệu tại cục SHTT, chính là thủ tục Đăng ký nhãn hiệu. Sau đây là Những quy định cơ bản theo điều 72, 73 Luật SHTT 2005 về khả năng phân biệt của nhãn hiệu để ace tham khảo.

1, Những yếu tố sau đây bị từ chối bảo hộ kể cả trong trường hợp kết hợp với các yếu tố khác:

- Dấu hiệu không nhìn thấy được: như dấu hiệu âm thanh, mùi, vị;
- Dấu hiệu trái với trật tự xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh quốc gia;
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước; biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước; tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài. Vd: phở Lý Quốc Sư tên hay, dùng lâu, nhưng không đăng ký bảo hộ được
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với tổ chức chính trị; xã hội, nghề nghiệp nếu ko được các tổ chức đó cho phép.
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành. Vd: hàng Việt Nam chất lượng cao, Quacert, ISO,..
-Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của sản phẩm, dịch vụ. Vd: Sản xuất ở VN lại ghi là "SX tại Châu Âu"..


2. Nhãn hiệu có khả năng bảo hộ.

- Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ. 

- Các yếu tố chữ sau đây bị coi là không có khả năng phân biệt: 

+ Ký tự thuộc ngôn ngữ mà người tiêu dùng Việt Nam có hiểu biết thông thường không thể nhận biết và ghi nhớ được (không đọc được, không hiểu được, không nhớ được) như ký tự không có nguồn gốc La-tinh: chữ A Rập, chữ tiếng Nga, chữ Hán, chữ Nhật...; trừ khi ký tự thuộc ngôn ngữ trên đi kèm với các thành phần khác tạo nên tổng thể có khả năng phân biệt hoặc được trình bày dưới dạng đồ hoạ...

+ Mặc dù là ký tự nguồn gốc La-tinh nhưng dấu hiệu chỉ bao gồm một chữ cái hoặc chỉ bao gồm chữ số, hoặc mặc dù có hai chữ cái nhưng không thể đọc được như một từ - kể cả khi có kèm theo chữ số; trừ trường hợp các dấu hiệu đó được trình bày dưới dạng đồ họa hoặc dạng đặc biệt khác. Vd: 100%, since 1982, My89,..

+ Một tập hợp quá nhiều chữ cái (kể cả chữ số) hoặc từ ngữ khiến cho không thể nhận biết và ghi nhớ được như một dãy quá nhiều ký tự không được sắp xếp theo một trật tự, quy luật xác định hoặc một văn bản. Vd: Fkdjdie, qqpwo,...

+ Mặc dù là ký tự nguồn gốc La-tinh nhưng đó là một từ có nghĩa và nghĩa của từ đó đã được sử dụng nhiều và thông dụng tại Việt Nam trong lĩnh vực liên quan đến mức bị mất khả năng phân biệt; Một từ hoặc một tập hợp từ được sử dụng tại Việt Nam như tên gọi thông thường của chính sản phẩm, dịch vụ liên quan. Ví dụ: Nylon (vải sợi), Hotel (khách sạn)

+ Một từ hoặc một tập hợp từ mang nội dung mô tả chính sản phẩm, dịch vụ như dấu hiệu chỉ dẫn về thời gian, địa điểm, nguồn gốc địa lý, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị của sản phẩm, dịch vụ. Ví dụ: Công nghệ Singgapore; dịch vụ chất lượng cao,..

+ Một từ hoặc một tập hợp từ có ý nghĩa mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ nhãn hiệu. Vd: Group, Co., LTD

+ Một từ hoặc một tập hợp từ được sử dụng rộng rãi. Vd: Sakura (cho hàng từ Nhật Bản).

- Đánh giá khả năng phân biệt của dấu hiệu dạng hình vẽ, hình ảnh:

+ Yếu tố hình bị coi là không có khả năng phân biệt, nếu là hình hoặc hình hình học thông thường như hình tròn, hình elip, tam giác, tứ giác... hoặc hình vẽ đơn giản (Vd: Hình tròn, hình chữ nhật,..)

+ Hình vẽ, hình ảnh quá rắc rối phức tạp khiến cho người tiêu dùng không dễ nhận thức và không dễ ghi nhớ được đặc điểm của hình như gồm quá nhiều hình ảnh, đường nét kết hợp hoặc chồng lên nhau. (Vd: Những nhãn hiệu quá nhiều nét ko thể nhớ đc, như thổ cẩm, thì ko đki được..)

+ Hình vẽ, hình ảnh, biểu tượng, dấu hiệu tượng trưng đã được sử dụng rộng rãi. Vd: Chữ thập cho y tế, các ký hiệu giao thông, bánh răng cho ngành cơ khí, con rắn quấn quanh cốc cho ngành dược,..

+ Hình vẽ, hình ảnh thông thường của sản phẩm. Hình vẽ, hình ảnh mang tính mô tả chính sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu. Vd: Hình quả cam cho nước cam, bán cam,..

+ Hình vẽ, hình ảnh gây nhầm lẫn, lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc sản phẩm, dịch vụ. Vd: Hình tháp rùa cho sản phẩm ngoài Hà Nội.

- Đánh giá tổng thể:

+ Một dấu hiệu kết hợp được coi là có khả năng phân biệt khi yếu tố chữ và yếu tố hình kết hợp thành một tổng thể có khả năng phân biệt.

+ Dấu hiệu kết hợp gồm các yếu tố chữ và hình không có khả năng phân biệt hoặc khả năng phân biệt thấp nhưng tổng thể kết hợp đó đã đạt được khả năng phân biệt qua quá trình sử dụng thì vẫn có khả năng đky. Vd: Logo tổng Cty 36.

Tác giả:  Luật Sư Thơ - thành viên khởi nghiệp Việt Nam


Không có nhận xét nào