Tư duy làm thuê là muốn bao nhiêu tiền thì bỏ ra công sức bấy nhiêu, còn tư duy người làm chủ sẽ không quá chú trọng tới những đồng lương "chết" đó - CLB Nguồn Hàng Khởi Nghiệp by KNVN.VN

Header Ads

Tư duy làm thuê là muốn bao nhiêu tiền thì bỏ ra công sức bấy nhiêu, còn tư duy người làm chủ sẽ không quá chú trọng tới những đồng lương "chết" đó

Không quá 10 năm, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng, những người mang trong mình tư tưởng làm thuê đang mưu sát tương lai sự nghiệp của mình, coi tuổi trẻ, thanh xuân như một trò đùa. Nguy cơ tuổi trung niên sẽ trở thành rào cản mà nhiều người không thể vượt qua nổi



Trong thời đại này, những người nói không với cuộc sống tầm thường và vô vị thường đang đi tìm câu trả lời cho câu hỏi "nguồn gió tiếp theo ở đâu?"
Chỉ là, khi những người liên kết của chúng ta đủ nhiều. Bạn mới lĩnh ngộ ra rằng thực ra nguồn gió luôn tồn tại. Bạn sẽ không ngừng cảm thán rằng, tại sao những người giỏi thường phát hiện ra được nguồn gió?
Hiện thực không ngừng thăng trầm đổi thay, khoảng cách giữa người với người tạ sao lại lớn đến vậy? Thực ra lô-gic phía sau đó thực sự không chỉ là khoảng cách chênh lệch giữa của cải, tài sản. Mà là sự chênh lệch về tư duy
Những người có tư duy làm thuê thường nghĩ rất đơn giản và nông cạn về công việc
Mấy năm trước, tôi nhảy việc từ một doanh nghiệp nước ngoài sang làm giám đốc bộ phận nghiên cứu cho một công ty đang trong giai đoạn phát triển. Khi đưa ra sự lựa chọn này, mức lương là suy nghĩ chủ yếu của tôi. Nhưng tuyệt đối không phải là nhân tố suy nghĩ hàng đầu.
Cái mà tôi xem trọng hơn cả là môi trường làm việc và tầm tư duy của người lãnh đạo như thế nào? Môi trường làm việc giúp bạn mở rộng tầm mắt. Đi theo một người sếp giỏi sẽ giúp chúng ta nâng cao khả năng tư duy làm việc…
Tháng đầu tiên làm việc, tôi cùng sếp đi thăm hỏi rất nhiều khách hàng, tới rất nhiều công ty lớn. Mang theo sản phẩm mà chúng tôi nghiên cứu chế tạo đi tham gia rất nhiều triển lãm.
Trong quá trình trao đổi và nói chuyện với các sếp lớn. Tôi phát hiện ra một hiện tượng rất thú vị. Những người có chức vụ càng thấp sẽ thường thích nói chuyện về kỹ thuật.
Những người có chức vụ cao thường chỉ nói chuyện với bạn về thời tiết, hương vị món ăn, điều kiện sống trong khách sạn và cả những việc đang xảy ra trong xã hội hiện tại.
Lúc đó, tôi cảm thấy rất lạ. Sau này sếp dạy cho tôi rất nhiều thứ sâu xa hơn. Khi chúng tôi đi đàm phán về một dự án nào đó. Người phụ trách đối tác thường biết chúng tôi có đủ năng lực làm được. Nếu không chúng tôi sẽ không mất công lặn lội đường xá xa xôi để đi đàm phán hợp tác.
Tiếp theo, họ đồng ý nói chuyện với bạn chủ yếu là do thấy bạn có tư duy và tầm nhìn. Mối quan hệ xã giao của bạn không hề có giá trị gì đối với họ. Điều này cần tới lượng kiến thức mà bạn dữ trữ được phải tương đối lớn. Mạng lưới quan hệ phải rộng. Trông thì đơn giản nhưng thực ra còn khó hơn cả việc nói chuyện trao đổi về kỹ thuật chuyên môn.
Trong con mắt của những ông tổng lớn. Tầm nhìn tư duy sẽ quyết định hành động của một người. Những người biết nhìn xa trông rộng, biết hành động, làm việc thường sẽ không bao giờ kém. Giúp đỡ họ, sau này ắt sẽ có được cơ hội hợp tác sâu rộng. Những lúc như vậy, sức hút sẽ chiếm khoảng 60% trong việc quyết định thành công.
Nói trắng ra, cái gọi là sự giúp đỡ đó thực ra đều là sự trao đổi giá trị bình đẳng. Về điểm này, tôi nghĩ rằng, những người trẻ tốt nhất nên tìm cho mình những môi trường diễn đàn có không gian phát triển để thể hiện tài năng của mình. Bởi thực ra như vậy là bạn đang đầu tư cho chính mình và tương lai của mình.
Những người có tư duy làm thuê, thường nghĩ rất đơn giản về công việc, giống như tôi trước đó. Nhưng trên thực tế, thế giới này vốn không bao giờ có cái gọi là công việc đơn giản và nông cạn cả.
Mặc dù chúng ta đều là thân phận người làm thuê. Nhưng chúng ta phải ép mình thoát ra khỏi tư duy làm thuê. Sánh bước cùng thời đại. Nhìn thế giới và bản thân bằng một con mắt "động thái".
Những người có tư duy làm thuê đang tự mưu sát mình
Những năm gần đây, nhiều người thấy sự nghiệp của tôi đi lên như diều gặp gió, kiếm được nhiều tiền. Bản thân tôi tự thấy mình trưởng thành khá nhanh. Dù trước đó đảm nhiệm chức vụ quản lý hay tự mình khởi nghiệp. Điều khiến tôi cảm thấy tự tin nhất là "tư duy của mình được nâng cao ra nhiều vĩ độ hơn trước". Góc độ nhìn nhận con người, sự việc, cách tư duy hoàn toàn không giống như trước.
Việc nâng cấp tư duy này đến từ sự lĩnh ngộ khi tiếp xúc va chạm với nhiều lĩnh vực và các nhân vật lớn trong các ngành nghề khác nhau. Do vậy, dù bây giờ có mất tất cả, tôi cũng có thể đứng dậy một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Rất nhiều người bước vào tuổi trung niên trở nên ngầy ngà, mơ hồ và lạc lõng. Điều đáng thương hơn cả đó là dù biết rằng không gian phát triển của bản thân trong tương lai không còn nhiều nhưng cũng không chịu học hỏi kiến thức mới. Hàng ngày vẫn ngựa quen đường cũ, lãng phí tuổi trẻ và thanh xuân.
Nhưng có những người, sự nghiệp chưa phất lên được là do thiếu một nguồn gió hoặc không gian diễn đàn nào đó. Họ ham học hỏi và luôn không ngừng tiếp nhận những sự vật mới. Chỉ cần tìm thấy nguồn gió, ắt sẽ thành công.
Hai kiểu người với hai trạng thái hoàn toàn khác nhau này, vài năm sau nữa ắt sẽ khác nhau một trời một vực. Có người nói là do tính cách quyết định. Nhưng tôi càng thiên về suy nghĩ cho rằng đó là do tư duy làm thuê quyết định.
Tư duy của người làm thuê đó là muốn lấy bao nhiêu tiền thì bỏ ra bấy nhiêu công sức. Niềm vui lớn nhất hàng tháng có lẽ là ngày phát lương. Họ luôn chỉ quan tâm tới tiền thưởng cuối năm là bao nhiêu? Năm sau sẽ được tăng bao nhiêu tiền?...
Còn tư duy của người làm chủ sẽ không quá chú trọng tới những đồng lương chết đó. Suy nghĩ của họ đó là công việc này có thể tự mình khởi nghiệp được không? Đầu tư nhân lực, vật lực và tiền của khi nào mới được thu hồi vốn? Mở rộng quy mô thị trường, kiếm được nhiều tiền hơn nữa và thực hiện mục tiêu toàn cầu hóa thương hiệu…

Không quá 10 năm, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng, những người mang trong mình tư tưởng làm thuê đang mưu sát tương lai sự nghiệp của mình, coi tuổi trẻ, thanh xuân như một trò đùa. Nguy cơ tuổi trung niên sẽ trở thành rào cản mà nhiều người không thể vượt qua nổi.
Tư duy làm thuê sống ở hiện tại, tư duy làm chủ sống ở tương lai. 
Điểm khác biệt lớn nhất giữa tư duy làm thuê và tư duy làm chủ đó là: tư duy làm thuê theo đuổi sự ổn định, no đủ ở hiện tại. Còn tư duy làm chủ chú trọng tới những khả năng không gian lớn hơn trong tương lai. Vì sự phát triển lâu dài, sẵn sàng hy sinh lợi ích trước mắt.
Dù có chấp nhận hay không, chúng ta đều sẽ bị cuốn vào vòng xoáy, guồng quay chóng mặt của thời đại. Hơn nữa, trong tương lai, tốc độ của nó sẽ ngày càng khủng khiếp hơn. Trong hoàn cảnh đó, "ổn định" chính là một cạm bẫy lớn nhất.
Thế nhưng, rất nhiều người vẫn đang tự mình nhốt mình. Những người có tư duy làm thuê vô cùng sợ phạm phải sai lầm, hơn nữa lại rất giữ thể diện. Vậy nên, họ luôn bảo vệ lòng tự tôn đáng thương của mình một cách cẩn thận và chỉ biết cất giữ sự kiêu ngạo.
Luôn khoe mẽ thành tích vẻ vang trong quá khứ là kiểu tư duy vô cùng thấp. Bởi chúng ta sống ở hiện tại và hướng tới tương lai. Quá khứ chỉ là quá khứ, chúng ta không thể sống mãi trong ký ức được.
Nếu một người chỉ mãi làm những việc trong phạm vi năng lực của mình, những gì thu lại được chỉ là giá trị tồn kho. Không thể sản sinh ra được những điểm tăng trưởng thu nhập mới và sự đa dạng hóa trong sự nghiệp.
Có thể ở trong môi trường hiện tại, bạn cảm thấy rất thoải mái. Nhưng xin hãy tin tôi, bất cứ sự thoải mái nào trong thời đại nào cũng đều chỉ là tạm thời. Bạn cần phải tin rằng rủi ro lớn nhất trên thế giới này đó là không làm gì cả.
Không lâu sau nữa, sẽ có một loạt những người yêu thích công việc ổn định, thu nhập ổn định cảm thấy bế tắc. Tại sao thu nhập của người khác lại không ngừng tăng trưởng theo chỉ số. Còn thu nhập của mình lại chỉ giậm chân tại chỗ.
Do vậy, những người vẫn còn đang say mê trong tư duy làm thuê hãy mau thức tỉnh. Bởi nếu không muốn học hỏi, không muốn tiếp nhận sự vật mới, chỉ muốn sống qua ngày bằng những kinh nghiệm và thành tích nổi trôi trong quá khứ thường sẽ không thể chống đỡ lại được với tương lai.
Nguồn: cafebiz

Không có nhận xét nào