LÊN CHÙA BA VÀNG HỌC CÁCH LÀM KINH TẾ - CLB Nguồn Hàng Khởi Nghiệp by KNVN.VN

Header Ads

LÊN CHÙA BA VÀNG HỌC CÁCH LÀM KINH TẾ

Những chiêu kiếm tiền của chùa Ba Vàng là một quy trình dài gồm: Làm thế nào để thuyết phục phật tử, người dân bỏ tiền ra; sau đó thu tiền bằng phương thức nào. Quá trình này lặp đi lặp lại nhiều lần và kéo dài nhiều năm nay.


TRUYỀN THÔNG DỰA VÀO SỰ SỢ HÃI
“Nước tương không độc tố, hạt nêm không bột ngọt, hay nước mắm không asen – đấy được coi là những “chiêu” marketing dựa trên sự sợ hãi của người tiêu dùng. Đến Chùa Ba Vàng, truyền thông sợ hãi được nâng lên tầm đẳng cấp thực sự”
“Mượn tay” phật, thánh, “vong”, thậm chí là cả ma tà – là “chiêu kiếm tiền” của chùa Ba Vàng. Gọi thỉnh vong rồi bắt đầu phán nhà này phải đóng trăm triệu đồng, nhà kia đóng mấy chục triệu, có nhà phải công đức ở đó mấy tháng…”,
Điều đáng nói, trụ trì Thích Trúc Thái Minh thông qua các bài thuyết pháp của mình đã làm cho nhiều người tin rằng có sự tồn tại của “vong”, “nghiệp”, “ma tà”… Sau đó, ông “bật đèn xanh” cho những người khác để hành nghề mê tín dị đoan. Nhân vật Phạm Thị Yến là một trong những người được “bật đèn xanh” như vậy.
Lợi dụng, diễn dịch sai luật nhân quả trong triết lý đạo Phật, chùa Ba Vàng reo rắc nỗi sợ hãi vào hàng chục nghìn người bằng những luận điệu vô căn cứ để rồi trục lợi.
Từ việc tạo ra sản phẩm sợ hãi, cho đến áp dụng triệt để chiêu marketing sợ hãi bằng những hình ảnh quái đản được lan truyền đa kênh. Thầy sử dụng live stream như một công cụ truyền thông chống lại khủng hoảng…
Sự sợ hãi về tâm linh này lớn hơn gấp triệu lần sự sợ hãi về tiêu dùng sản phẩm hữu hình, bởi lẽ khi đó con người ta không biết bám víu vào đâu, và ngoài tầm kiểm soát của họ, nhất là trong một xã hội đầy bất định”
Hẳn những kiến thức của một cựu giảng viên Đại học Kinh tế quốc dân ngành marketing đã được áp dụng triệt để và hiệu quả.
TRUYỀN THÔNG ĐA KÊNH
Nhà chùa đầu tư bài bản, hình ảnh cập nhật, tươm tất, khai thác tối đa các kênh, cả hiện đại và truyền thống.
Nhà chùa lập hẳn kênh Facebook, Youtube, website… dành riêng cho trụ trì Thích Trúc Thái Minh. Trên kênh này thường xuyên tuyên truyền các bài thuyết pháp của vị sư đứng đầu nhà chùa. Trong nội dung các bài thuyết pháp ấy, không ít lần nói về việc có sự tồn tại của vong, nghiệp, vấn đề tà ma…
Cũng hiếm có ngôi chùa nào ở Việt Nam có trang Facebook, YouTube, website, tổng đài.. bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt. Ngoài ra có không ít các tài khoản khác dành cho Câu lạc bộ tuổi trẻ Ba Vàng với đa dạng kênh hơn nữa…
Chùa Ba Vàng cũng rất đầu tư xây dựng hình ảnh, làm truyền thông thương hiệu. Việc xây chùa Ba Vàng hoành tráng, khuôn viên rộng lớn được coi là một trong những “chiêu thức” làm hình ảnh để thu hút khách thập phương.
Từ đó, chùa thu hút khách thập phương với các khóa tu, khóa lễ có thu tiền. Điển hình như khóa tu tại chùa Ba Vàng dành cho học sinh, sinh viên với số tiền vài triệu đồng/người. Các khóa lễ như dâng sao giải hạn, ngày rằm tháng bảy âm lịch… cũng được tổ chức lớn với sự tham gia của hàng nghìn người.
Các khóa tu, khóa lễ này cũng là cơ hội để những nhân vật như bà Phạm Thị Yến thuyết giảng những nội dung mang tính chất mê tín dị đoan. Đây chính là cách thức điển hình của tiếp thị kiểu truyền miệng.
“KIẾM TIỀN” THEO CÁCH HIỆN ĐẠI
Sau khi đã làm tốt “khâu” làm thế nào để người dân, phật tử bỏ tiền ra, nhà chùa cũng nghĩ ra nhiều cách để thu tiền dễ dàng nhất.
Hành đạo của chùa Ba Vàng rất hiện đại!
Số tài khoản ngân hàng được thông báo để bất cứ ai cũng có thể chuyển tiền vào.
Ngoài ra, việc cúng vong thậm chí còn có thể “trả góp”. Nhiều người thậm chí còn không biết cách trả góp được thực hiện như thế nào, có phải chứng minh thu nhập hay hồ sơ như những công ty cho vay tiêu dùng đang thực hiện hay không.
Cách kiếm tiền của chùa Ba Vàng có phần phản cảm, trục lợi trước tín ngưỡng của người dân và du khách. Tuy nhiên, nếu nhìn thuần kinh tế, cách kiếm tiền “hiện đại” của chùa Ba Vàng khiến “bất ngờ”.
Chùa Ba Vàng (còn gọi là Bảo Quang Tự) tọa lạc ở độ cao hơn 300 m trên lưng chừng núi Thành Đẳng, thuộc phường Quang Trung (TP Uông Bí, Quảng Ninh). Tương truyền chùa có từ thời vua Lệ Dụ Tông (1706) và đã nhiều lần được tôn tạo lại trên nền phế tích xưa.
Năm 2007, đại đức Thích Trúc Thái Minh về trụ trì. Năm 2011, chùa được xây dựng lại bằng tiền công đức, mở rộng quy mô lên nhiều lần và được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là ngôi chùa trên núi có tòa chính điện lớn nhất Việt Nam (4.500 m2).
__________________
Theo: Trần Nguyên/Zing

Không có nhận xét nào