BỆNH KHÔNG BIẾT MÌNH MUỐN GÌ? - CLB Nguồn Hàng Khởi Nghiệp by KNVN.VN

Header Ads

BỆNH KHÔNG BIẾT MÌNH MUỐN GÌ?

"Tôi không thích công việc hiện tại, tôi muốn nhảy việc nhưng tôi không biết mình muốn gì": Câu chuyện muôn thuở của ngựa non háu đá
Chúng ta thường gặp một vấn đề chung như thế này: “Tôi không thích công việc hiện tại, muốn nhảy việc nhưng lại không biết mình muốn làm cái gì và càng không biết mình nên làm gì và phải làm thế nào?”. Để trả lời cho vấn đề trên tôi có một ví dụ: “ Khi xe của bạn đi đến ngã tư đường, bạn do dự không biết nên rẽ trái hay rẽ phải, thế nhưng bạn có chú ý đến xăng xe của mình còn hay hết không?”

Từ nhỏ đến lớn chúng ta đã quá quen với sự sắp xếp của cha mẹ cho cuộc sống cũng như sự nghiệp của bản thân, khiến chúng ta mất đi khả năng chủ động lựa chọn con đường đi của riêng mình. Vì thế, đến khi bạn cần phải đưa ra lựa chọn thì lại bị bối rối và không biết phải làm sao.
Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này không phải là tìm ra con đường đúng đắn nhất, bởi vì không có con đường nào là hoàn toàn chính xác cả, làm viên chức có nỗi khổ của viên chức, làm giáo viên có nỗi khổ của giáo viên, tự khởi nghiệp có rủi ro của khởi nghiệp… dường như ngành nghề nào cũng không phù hợp với bản thân, phải làm sao đây?
Muốn có cuộc sống thế nào không phải là do nghề nghiệp quyết định mà là do năng lực của bản thân, dưới đây là những lời khuyên cho những người muốn nhảy việc:
- Đừng dễ dàng từ bỏ tập thể, nếu không bạn lại phải bắt đầu từ con số 0.
- Đừng thấy không thuận lợi mà vội vàng từ bỏ, tập thể nào cũng có ưu và khuyết điểm.
- Theo đúng lãnh đạo rất quan trọng, đồng ý dạy bạn và đồng ý cho bạn làm là người lãnh đạo bạn cần trân trọng
- Vấn đề của tập thể là cơ hội để bạn thể hiện và lột xác, than vãn chê bai tập thể là tự vả vào mặt mình, tự cho mình không làm được là từ bỏ cơ hội.
- Bạn có thể giải quyết vấn đề to lớn bao nhiêu, bạn sẽ ngồi vị trí cao bấy nhiêu.
- Bạn có thể giải quyết được bao nhiêu vấn đề, bạn sẽ nhận được mức lương thưởng tương xứng.
- Cảm ơn doanh nghiệp đã cho bạn chỗ đứng, cảm ơn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho bạn.
- Khởi nghiệp không phải là làm từ thiện, mà tạo ra lợi nhuận mới là giá trị tồn tại của bạn.
- Gặp vấn đề gì tự tìm cách giải quyết, chỉ biết phản ánh vấn đề đó là trình độ sơ cấp, suy nghĩ và giải quyết vấn đề mới là trình độ cấp cao.
- Bất kể chúng ta làm việc gì đều cần thành tích làm việc tốt để chứng minh giá trị bản thân đối với công ty, ai có thể tạo ra lợi nhuận cho công ty người đó ắt hẳn lương sẽ cao.
- Kiên trì chưa chắc sẽ thành công thế nhưng kiên trì đến cùng chắc chắn sẽ thành công.
Nguồn: Theo Trí Thức Trẻ

Không có nhận xét nào