6 VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NHÂN SỰ CƠ BẢN DOANH NGHIỆP CẦN NẮM ĐƯỢC - CLB Nguồn Hàng Khởi Nghiệp by KNVN.VN

Header Ads

6 VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NHÂN SỰ CƠ BẢN DOANH NGHIỆP CẦN NẮM ĐƯỢC


Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ không vấn đề gì đau đầu hơn vấn đề nhân sự. Với hạn chế về mặt tài chính khi không thể tuyển quá nhiều nhân sự nhưng cũng không thể không tuyển khi nhân sự không đáp ứng nổi khối lượng công việc khổng lồ.
Trong số các vấn đề quản lý nhân sự có rất nhiều vấn đề doanh nghiệp có thể lường tránh được nhờ các chiến lược giải pháp nhất quán ngay từ đầu. Dưới đây là 6 vấn đề cơ bản và hướng giải quyết cho doanh nghiệp nhỏ

1. LUẬT VÀ CÁC CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬT Luật là vấn đề cơ bản nhất giúp doanh nghiệp có thể quản lý nhân viên tốt hơn. Doanh nghiệp nhất định phải nắm được những quy định về luật cơ bản như: tiền lương, giờ lao động, làm thêm giờ, các quy định về nghỉ phép, luật BHXH, thất nghiệp,...Những vấn đề này liên quan đến những lợi ích cơ bản của nhân viên, nên để tránh việc phát sinh những thắc mắc trong quá trình lao động doanh nghiệp nhất định phải nắm rõ.

2. TÍNH LƯƠNG Có rất nhiều khoản lương thưởng, khấu trừ thuế phức tạp, kèm theo là những khoản lương làm thêm giờ, tính toán BHXH,... những khoản tính toán này nếu nhầm sẽ dẫn đến phát sinh rất nhiều chi phí khác, thậm chí bạn còn đối mặt với nguy cơ gặp rắc rối với cơ quan chức năng nếu như xảy ra các vi phạm. Nếu công ty chưa có bộ phận nhân sự tính lương chuyên nghiệp hãy dùng dịch vụ thuê ngoài để tránh vật lộn mất nhiều thời gian cho khâu tính lương này.

3. TUYỂN NHÂN SỰ Có lẽ đây là vấn đề khiến doanh nghiệp đau đầu nhất khi các khoản dành cho lương thưởng nhân viên bị hạn chế. Doanh nghiệp cần có cho mình một chiến lược nhân sự, cụ thể với vị trí cần tuyển cần có những tiêu chí gì. Việc hiểu rõ mục tiêu và hướng đi của công ty cũng là điều rất quan trọng với bộ phận tuyển dụng, nhân sự đi cùng doanh nghiệp cần đáp ứng những yêu cầu công việc ngoài ra cần có định hướng lâu dài với công ty. Chắc chắn bạn không muốn tuyển một nhân sự chỉ đi theo công ty được một thời gian ngắn nghỉ việc rồi bạn lại đau đầu tìm kiếm một người mới. Để tránh mất thời gian mất công sức hãy xây dựng cho mình một chiến lược nhân sự tốt.

4. ĐÀO TẠO Nguồn cung nhân sự về số lượng có thể nói hiện tại không thiếu nhưng về chất lượng đầu vào của nhân sự lại chưa được đảm bảo. Giai đoạn đầu này vô cùng quan trọng, có thể gọi là giai đoạn “gieo mầm” cho nhân sự mới của bạn. Nếu công ty có một chính sách đào tạo bài bản hoặc ít nhất có người kèm cặp nhân sự mới sẽ hiệu quả hơn là để nhân sự mới “tự bơi” giữa cả một tập thể khi chưa hiểu văn hóa công ty, những công việc cụ thể mà mình cần làm.
Bạn không thể gieo mầm một cây xanh, không chăm sóc tươi tắm mà yêu cầu cây cho quả được. Hãy bắt tay vào chăm sóc cây xanh đó.

5. DÙNG & GIỮ NHÂN SỰ Chẳng công ty nào muốn tuyển, đào tạo một nhân sự từ đầu đến cuối đến giai đoạn làm việc chính thức lại xin nghỉ việc cả. Một kế hoạch dùng và giữ cụ thể cần được lập đối với từng nhân sự. Tất nhiên, bạn không thể kiểm soát được toàn bộ vấn đề của tất cả nhân sự trong công ty. Hãy khôn ngoan giao quyền cho những người đứng đầu bộ phận quản lý nhân viên đó, nhiệm vụ của bạn là kiểm soát đánh giá liên tục nhân sự mới. Khi có vấn đề phát sinh bạn là người đứng ra xử lý vấn đề.
Cần để nhân sự mới thấy mình học hỏi nhận được giá trị trong môi trường làm việc của bạn. Chắc hẳn bạn không muốn tuyển một nhân viên chỉ cố gắng làm cho xong việc đến tháng nhận lương đều đều mà bản thân không có định hướng phát triển. Những khóa học đào tạo, chia sẻ, trò chuyện kinh nghiệm với nhân sự sẽ là giải pháp hiệu quả cho vấn đề này. Khi trò chuyện với nhân sự ít nhất bạn sẽ hiểu được những vấn đề nhân sự mắc phải để cùng giải quyết.

6. SA THẢI NHÂN SỰ Đây là điều mà không công ty nào muốn tuy vậy các doanh nghiệp không thể tránh khỏi. Ngoài các thủ tục hành chính, bạn cần kiểm tra kỹ các loại giấy tờ, sổ sách, các loại tài liệu lưu truyền nội bộ nhân viên cần giao lại để tránh thất thoát thông tin ra ngoài cũng như dễ chuyển giao cho người mới.
Trước khi cho nhân viên nghỉ việc, hãy chắc chắn bạn đã nắm rõ được nguyên nhân khiến họ nghỉ việc. Nguyên nhân đó có thể xuất phát từ bản thân họ, nếu như nó xuất phát từ nguyên nhân từ công ty hãy tự tin đối mặt với chúng. Nó tưởng chừng không quan trọng với một nhân viên sắp nghỉ việc nhưng nó sẽ là cách nhanh nhất để bạn biết chiến lược nhân sự của mình đang có vấn đề ở đâu. Hãy nắm bắt và giải quyết chúng một cách rõ ràng trước khi cho nhân sự nghỉ việc.

Nguồn: trường doanh nhân HBR

Không có nhận xét nào