Tại sao các hãng hàng không giá rẻ châu Âu lại có thể bán nhiều vé "0 đồng" đến vậy? - CLB Nguồn Hàng Khởi Nghiệp by KNVN.VN

Header Ads

Tại sao các hãng hàng không giá rẻ châu Âu lại có thể bán nhiều vé "0 đồng" đến vậy?

Thay vì kiếm tiền từ giá vé, các hãng này thu lợi nhuận từ tính phí cho các dịch vụ bổ sung như ký gửi hành lý, lên máy bay dạng ưu tiên, các dịch vụ mà hãng này không cần tốn thêm chi phí nào.


Nhiều người tiêu dùng sẽ cảnh giác nếu có những lời đề nghị hấp dẫn đến khó tin, nhưng với các hãng hàng không, đó có thể là một câu chuyện khác. Ryanair, một hãng hàng không giá rẻ của Ailen hiện là hãng hàng không lớn nhất ở châu Âu, đã tạo nên tên tuổi của mình nhờ những ngày đầu bán vé chỉ với giá 1 xu. Dù cho giá vé như vậy không còn phù hợp nữa, Ryanair vẫn bán vé với giá 13 USD hoặc thậm chí rẻ hơn cho nhiều chặng bay.
Vào ngày 18/1, Ryanair đã công bố lợi nhuận lần thứ 2 trong những tháng gần đây, báo hiệu tình trạng cung ứng dư thừa trong thị trường hàng không châu Âu đã kéo giá vé xuống thấp hơn dự kiến trong mùa đông này. Tuy nhiên, tình trạng này không để lại hậu quả nghiêm trọng nào. Thwucj tế, hãng hàng không Ailen dự kiến sẽ đạt lợi nhuận 1,25 tỷ USD trong năm nay.  
Làm thế nào để các hãng hàng không giá rẻ kiếm tiền từ mô hình kinh doanh dựa trên giá vé rẻ đến như vậy?
Các chuyến bay khứ hồi từ London đến Edinburg hoặc Dublin có giá chỉ 39 USD hoặc thấp hơn. Thông thường, giá vé thường thấp hơn mức thuế hàng không mà chính phủ áp đặt cho mỗi hành khách, vì vậy, các hãng hàng không giá rẻ đã trợ cấp hiệu quả cho mỗi chuyến bay.

Thay vì kiếm tiền từ giá vé, Ryanair đã trở thành hãng hàng không có lợi nhuận cao nhất châu Âu nhờ tính phí cho các dịch vụ bổ sung như ký gửi hành lý, lên máy bay dạng ưu tiên, các dịch vụ mà hãng này không cần tốn thêm chi phí nào. Và Ryanair có rất nhiều hành khách để bán những dịch vụ đó.
Theo giám đốc điều hành của Ryanair, Michael O’Leary, các chuyến bay của hãng được lấp đầy từ thứ 6 đến thứ 3. Trong các chuyến bay ít khách hơn, Ryanair sẽ cố gắng bán trước nhiều vé nhất có thể với giá chịu lỗ, thay vì chịu lỗ nặng vào những vào những phút cuối. Về mặt lý thuyết, bất kỳ tổn thất nào tới từ giá vé đều có thể được bù bằng lợi nhuận được tạo ra từ các dịch vụ, tiện ích bổ sung.
Mô hình kinh doanh của Ryanair đã được áp dụng bởi các đối thủ cạnh tranh. Các hãng hàng không giá rẻ tiếp tục cắt giảm giá, đồng thời tính phí nhiều hơn cho các tính năng bổ sung. Một hãng hàng không đó là Wizz, tới từ Hungary. Wizz đã áp dụng mô hình kinh doanh của Ryanair đến mức “cực độ”. Hãng hàng không này hiện kiếm được nhiều doanh thu từ việc bán thêm các dịch vụ, tính năng hơn so với số tiền thu được từ bán vé.Sự thành công của Wizz đã khiến đối thủ Ailen phải hành động: Tháng 11/2018, Ryanair đã sao chép chính sách tính phí hành lý xách tay thứ 2 của Wizz.
Tất nhiên, mô hình kinh doanh giá rẻ cũng có những giới hạn của nó.Trên các tuyến đường dài, các hàng hàng không giá rẻ có thể gặp khó khăn trong việc bán đủ lon Coca và nước hoa miễn thuế để bù số tiền bị lỗ do giá vé rẻ. Norwegian, một hãng hàng không giá rẻ, đã cố gắng áp dụng mô hình Ryanair cho các chuyến bay xuyên Đại Tây Dương, và nó đang gặp rắc rối về tài chính.
Mô hình này cũng không chắc chắn thành công tại các quốc gia nghèo hơn, nơi du khách sẽ cố gắng để không phải trả thêm tiền cho các dịch vụ bổ sung. Đây là lý do vì sao các hãng hàng không với đường bay ngắn ở Ấn Độ đang chịu thua lỗ.
Nhưng ở các quốc gia phát triển, phương pháp Ryanair còn cách rất xa tương lai ảm đạm đó. Các du khách với lộ trình bay ngắn nên mong đợi giá vé thậm chí còn rẻ hơn, nhưng cũng sẵn sàng để trả nhiều hơn cho nhiều tính năng bổ sung hơn nữa.

Nguồn: cafebiz

Không có nhận xét nào