Tư duy marketing
Công việc đầu tiên bạn phải phân biệt được need / want / demand
Trong lý thuyết marketing có ba loại nhu cầu đó là: need (nhu cầu), want (mong muốn), demand (nhu cầu có khả năng thanh toán). Tuy nhiên nhiều bạn sinh viên vẫn còn bỡ ngỡ và dễ bị nhầm lẫn giữa các thuật ngữ này. Vì thế sau đây, mình sẽ phân tích rõ cho các bạn hiểu rõ thêm về chúng.
Ví dụ cụ thể:
Trong một lớp học, cô giáo hỏi tất cả các bạn sinh viên rằng:
- Ai muốn có điện thoại Iphone.
- Dạ em ạ. - 20 bạn sinh viên trong tổng số 40 bạn đáp.
- Hiện nay, Apple đang ra Iphone X, ai muốn mua Iphone X thì giơ tay lên. – Cô giáo hỏi tiếp.
Chỉ còn 7 bạn sinh viên giơ tay lên.
- Giả sử bây giờ Iphone X đang được bán ở Thế Giới Di Động gần trường và các bạn có rất nhiều tiền. Bao nhiêu bạn đem tiền tới mua nó. – Cô giáo lại hỏi.
Và lúc này chỉ có 2 bạn giơ tay lên.
Vậy 20 bạn đáp lúc đầu đó chính là NEED, 7 bạn giơ tay đó là WANT và 2 bạn giơ tay cuối cùng là DEMAND.
Định nghĩa thuật ngữ:
NEED (nhu cầu): là trạng thái cảm giác thiếu thốn một cái gì đó mà con người cảm nhận được và cần được thỏa mãn trong tâm thức. Theo tháp nhu cầu Maslow, ta thấy con người có 5 dạng nhu cầu: nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, xã hội, được tôn trọng và cuối cùng là tự thể hiện. Tùy theo mỗi mức độ mà con người có những nhu cầu khác nhau và những nhà marketing chuyên nghiệp giỏi thì phải biết thỏa mãn họ một cách tốt nhất, nâng NEED lên thành WANT.
WANT (mong muốn): là một thuật ngữ cao hơn NEED một xíu. Ví dụ mọi người need iphone nhưng mỗi người lại tự chọn cho mình các mẫu iphone khác nhau như: Iphone 7, iphone 7plus, Iphone 8, Iphone X… Vì thế phải làm sao để khách hàng mua sản phẩm thì phải tùy thuộc vào giá trị mà sản phẩm đem lại cho họ.
DEMAND (nhu cầu có khả năng chi trả): đây là những khách hàng đem lại doanh thu cho công ty, các công ty cần phải nâng NEED và WANT lên thành DEMAND – cảnh giới cao nhất của khách hàng.
Vậy mình đã ví dụ cho các bạn về sự khác nhau của need, want, demand; các bạn hiểu rõ rồi chứ? Chúc các bạn học tốt trên con đường mình đã chọn.
Nguồn: Trần Phú
Post a Comment