DOANH NGHIỆP CHẾT Ở TUỔI DẬY THÌ...
Có rất nhiều doanh nghiệp chết ở độ tuổi dậy thì, bởi một lý do rất vô lý là do Sales chạy nhanh hơn các bộ phận khác.
Mình đang đối diện với một doanh nghiệp như thế. Từ một cái xưởng gia công be bé chỉ gia đình làm việc với nhau, chủ yếu bán online, lúc đó mọi thứ trong tầm kiểm soát. Rồi doanh số tăng, tuyển dụng thêm nhân viên, rồi các founders hồi xưa thờ ơ, giờ thấy doanh số tăng, thị phần mở rộng lại nhảy vào can thiệp. Nhân viên đông, thị trường mở rộng, chi phí cũng tăng luôn, nhưng bộ máy quản trị chưa kịp lớn, văn hóa doanh nghiệp chưa kịp hình thành, sales tốt quá nên nghĩ không cần dịch vụ, không cần quan tâm đến risks. Hậu quả là doanh số chững, lại hoảng, lại tiếp tục push, dùng thủ đoạn.
Cho nên các tình yêu ạ. "Đi buôn" khác "làm kinh doanh" là ở chỗ này. Không có cách nào đúng hay cách nào sai. Cơ bản là do bạn chọn thôi. Nếu có tư tưởng "đi buôn" thì cứ ào ạt bán, không quan tâm thứ khác: chim mồi, nói láo, vượt khung...khoảng 2 năm thì chuyển hướng doanh nghiệp sang cái khác, nhớ chuyển khi chưa đứt. Còn đã "làm kinh doanh" thì nên dựa vào nguyên lý kinh doanh từ đầu. Từ cái tầm nhìn dài hạn, ngắn hạn và chuẩn chỉ ngay từ đầu.
(Nguồn: Nhật Hằng)
(Nguồn: Nhật Hằng)
Bạn sẽ không biết thực tế bơi nó như thế nào cho đến khi bạn nhảy xuống bể bơi.
Thế nên những kết luận mang tính chuyên môn nên đi lên từ thực tế trải nghiệm, hoặc chiêm nghiệm đủ dài thời gian, đủ nhiều về tình huống.
Thế nên những kết luận mang tính chuyên môn nên đi lên từ thực tế trải nghiệm, hoặc chiêm nghiệm đủ dài thời gian, đủ nhiều về tình huống.
Nhọc nhằn hai chữ doanh nhân.
Chiến thằng thuộc về những ai biết vận dụng trí tuệ của những người đi trước để lại.
Post a Comment