Viễn Kiến Của Người Lãnh Đạo - CLB Nguồn Hàng Khởi Nghiệp by KNVN.VN

Header Ads

Viễn Kiến Của Người Lãnh Đạo


Mến chào các Anh Chị Bạn Em.
Nếu khởi nghiệp không chỉ gò bó trong việc tạo ra lợi nhuận, mà mở rộng ra cho những dự án tạo ra giá trị thực phục vụ cộng đồng, thì mình nghĩ rằng IBSG (Innovative BioScience Group) là một startup đối với mình. Từ khi dự án tiền thân nhom nhem cho tới hiện tại đã là 3 năm, mình cảm nhận rằng mình đang thực sự tự học một lớp lãnh đạo và quản lý từ chính trải nghiệm thực. Nên mình xin phép viết những bài chia sẻ về những điều mình học được. Chắc sẽ có nhiều sơ suất, nên mình rất mong các ACBE giúp đỡ và cho ý kiến.



Trước khi khởi nghiệp, mình tin rằng người lãnh đạo luôn xuất phát từ một đức tin nào đó, từ một viễn kiến nào đó mà họ tạo ra. Viễn kiến, hay tầm nhìn (vision), là bức tranh tương lai mà người lãnh đạo muốn biến thành hiện thực. Một người Sếp cũ của mình từng nói rằng: Hoặc chúng ta tạo ra tương lai cho mọi người sống, hoặc chúng ta sống trong tương lai do người khác tạo ra. Thực vậy, cách mà chúng ta đang tương tác với nhau trên Facebook xuất nguồn từ cảm hứng của một người đàn ông (Mark Zuckerberg) và niềm tin của Anh ấy: rằng chúng ta có thể google ra mọi thứ nhưng không thể google ra một con người, vì thế mà Facebook mang sứ mệnh kết nối con người với nhau (có khi đây chỉ là truyền thuyết được tạo ra sau khi Mark thành công, nhưng mình tin Mark cũng đã từng có một đức tin/viễn kiến về tương lai như vậy).
Vậy viễn kiến ra đời như thế nào?

1. Phân biệt sự khác nhau của 2 cách làm việc "hiệu quả" (Effectiveness và Efficiency):

Dường như "hiệu quả" là một từ trong tiếng Việt nhưng lại là 2 từ khác nhau trong tiếng Anh. Vậy Effectiveness và Efficiency, cái nào có trước, và cái nào quyết định cái nào?
- Effectiveness: (doing the right thing!) biết chính xác việc mình cần làm.
- Efficiency: (doing things right!) sau khi đã biết chính xác việc cần làm, chúng ta làm việc đó chính xác.
Mỗi từ có hai cực: bạn làm việc E/E cao hoặc E/E thấp. Khi lập một ma trận 2x2 chúng ta có bảng như trong hình với 4 miền (domain) khác nhau tượng trưng cho 4 trạng thái của một dự án khởi nghiệp:
Miền 3: Effective + Inefficient: bạn biết cái đích mà khởi nghiệp của bạn sẽ tới, nhưng bạn lại không biết làm sao để đi tới đó --> khởi nghiệp của bạn chỉ "barely survive" (vừa đủ sống, không lên mà cũng không xuống).
Miền 2: Ineffective + Efficient: bạn không biết chính xác khởi nghiệp của mình sẽ tới đâu cả, mặc dù vậy bạn và các thành viên đang làm rất tốt những gì bạn đang có. Chính vì sai mục tiêu mà lại làm rất tốt những việc "sai mục tiêu" đó --> khởi nghiệp trở nên hao của, hao người, mà không sinh lãi --> khởi nghiệp đang ngất ngư và chết từ từ.
Miền 4: Ineffective + Inefficient: bạn không biết cái gì cả, chẳng biết khởi nghiệp sẽ tới đâu mà hiện tại chẳng biết làm cho ra hình ra dáng cái mình có --> chắc chắn dự án sẽ chết yểu.
Miền 1: Effective + Efficient: bạn biết chính xác điều bạn muốn và bạn biết chính xác làm sao để đạt được nó --> đây chính là miền mà mọi khởi nghiệp đều muốn nhưng không phải ai cũng có được. Những nhóm có được cả 2 là những nhóm thành công rất nhanh. Khi đạt được 2E này, chúng ta đạt được chữ E thứ 3, đó là Efficacy (tức optimization của Effectiveness và Efficiency)

2. Effectiveness = Purpose: 

đó chính là đức tin của bạn khi khởi nghiệp, là mục đích sống của bạn, là động lực giúp bạn sẳn sàng hy sinh nhiều thứ để biến ước mơ thành hiện thực. Nhờ có Purpose mà một nhà lãnh đạo sẽ làm việc 80 tiếng một tuần hoặc nhiều hơn nữa!

3. Efficiency = Performance: 

đó chính là cách mà các thành viên trong nhóm khởi nghiệp làm việc để biến ước mơ thành hiện thực. Mà để làm được, những người thực thi phải có 2 yếu tố: Kỹ năng (Skills) và Hành động (Action). Một trong những cái khó nhất của người lãnh đạo mà tìm ra nhân tài (Talent acquisition), nuôi dưỡng nhân tài (Talent development), và giữ chân nhân tài (Talent retention). Người tài không chỉ giỏi kỹ năng mà trong thâm tâm họ phải có một tiếng gọi, một động lực nào đó khiến họ sẳn sàng làm việc, lo nghĩ cho tổ chức giống như lo nghĩ cho chính họ (Action).

4. Vậy làm sao để đo lường được tài năng của một nhân tài?

Khi bạn nói "cậu ấy giỏi thật" thì "giỏi" ở đây nghĩa là gì?
Mình thử nhìn vào quá trình mà một người tiếp nhận kiến thức:
Input --> Transaction --> Output
- Input: một người tiếp thu nhanh kiến thức được giảng dạy/tập huấn, học gì hiểu náy, đọc gì nhớ nấy.
- Transaction: quá trình sử dụng kiến thức học được để áp dụng vào công việc của bạn đó rất nhanh chóng.
- Output: kiến thức học được và áp dụng được giúp bạn ấy tạo ra sản phẩm tốt, hiệu quả công việc cao.
Dưới góc nhìn của người lãnh đạo, mình tin rằng Output là thước đo tài năng của một nhân tài: người lãnh đạo cần người tạo ra giá trị cho công ty chứ không cần người học việc thì nhanh mà làm không ra hình ra dáng.
Kỳ này mình xin tạm dừng ở đây. Rất mong được các ACBE góp ý thêm.

Tác giả: vũ Lê Huy Trần - thành viên khởi nghiệp Việt Nam

Không có nhận xét nào