CHẾT VÌ CHUỖI CỬA HÀNG - CLB Nguồn Hàng Khởi Nghiệp by KNVN.VN

Header Ads

CHẾT VÌ CHUỖI CỬA HÀNG




Đầu năm 2018 khi nghe CTy Cổ Phần TGDĐ tuyên bố sẽ mở 1000 cửa hàng BHX trong năm. Nhà đầu tư đã khấp khởi một đợt tăng giá mới cho cổ phiếu MWG
Vậy nhưng chỉ trong quý 1/2018. Câu chuyện mở 1000 cửa hàng đã biến thành nỗi lo của NĐT. Khi BHX bị lỗ 60 tỷ và đóng cửa 3 cửa hàng. Mục tiêu mở 1000 cửa hàng điều chỉnh chỉ còn 500 và lãnh đạo TGDĐ đau đầu giải bài toán chuỗi cho BHX
Giấc mơ chuỗi là có thật???
Về lý luận nếu muốn làm giàu với nghề bán lẻ không còn cách nào phải mở theo chuỗi. Vì theo công thức bán lẻ.
Lãi = ( giá bán - giá mua - chi phí ) * số lượng bán.
Để tăng lợi nhuận lẽ dĩ nhiên. Phải tăng các biến : số lượng bán, giá bán và giảm các biến: giá mua, chi phí.
- Tăng số lượng bán, trong khi một cửa hàng chỉ hữu hạn một lượng khách trong bán kính 2 km. Vậy tăng duy nhất là có nhiều cửa hàng.
- Giảm giá mua: giá mua sẽ giảm khi khối lượng mua tăng, để tăng lượng mua thì đầu ra phải lớn, cuối cùng vẫn là chuỗi cửa hàng.
Vậy câu chuyện mở chuỗi là bài toán bắt buộc cho doanh nghiệp bán lẻ. Tuy nhiên việc mở 1 cửa hàng khác hoàn toàn với việc mở 2 cửa hàng.
Khi không chỉ vốn đầu tư tăng lên chi phí tăng lên mà toàn bộ hoạt động quản lý thay đổi. Nguyên nhân BHX bị hụt chân không phải do họ thiếu vốn mà vấn đề thuộc về quản lý.
Về lý thuyết chuỗi. Một doanh nghiệp phát triển chuỗi khi nó có đủ 4 yếu tố sau.

1.Tài chính.
Khi một của hàng đã có nguồn thu, dòng tiền chảy vào là lúc mới mở cửa hàng khác.
Ngày họ mở TGDĐ từ việc mở 3 cửa hàng, đầu tiên họ đã phải gộp lại làm một, và khi có dòng tiền Họ mới mở thêm cửa hàng thứ2.
Tuy nhiên BHX đã đi ngược lại, việc có nguồn tài chính dồi dào từ cty mẹ khiến họ không quan tâm tới dòng tiền mà bắt đầu chạy theo chỉ tiêu mở cửa hàng. Dẫn tới việc thua lỗ.

2. Sự hài lòng của khách hàng.
Khách hàng quay trở lại mua tiếp là lúc cửa hàng mới có lãi. Và để khách quay trở lại thì bằng mọi cách cửa hàng phải làm họ hài lòng.
Về điều này BHX không có gì là sai, họ vẫn làm tốt với tiêu chí phục vụ tốt cho khách hàng.
Tuy nhiên với các cửa hàng mới mở thì đây là việc làm khó, bởi lẽ nhân Viên ít hiểu sâu về sản phẩm và khách hàng, nên rất dễ làm khách hàng phật lòng
Chỉ nghĩ đến việc thêm cửa hàng khi dã có lượng khách ổn định cho cửa hàng cũ. 

3. Quy trình quản lý
Quy trình quản lý, đơn giản là việc chuẩn hoá từng hoạt động của nhân Viên trong một cửa hàng.
Từ bảo vệ, nhân Viên đứng cửa, nhân Viên tư vấn, nhân Viên thu ngân cần được chuẩn hoá.
Việc này TGDĐ làm rất tốt nhưng họ lại bê nguyên cách làm việc đó sang BHX, một ông bán điện thoại không thể có chung cách hành xử như ông bán rau. Họ bắt đầu rối từ đây.
Tiếp theo quy trình quản lý chuỗi cung ứng, quản lý tồn kho. BHX đã non trong vụ này, việc không quản lý tốt tồn kho và mặt hàng quá Date là vấn đề của các của hàng thực phẩm và BHX cũng không ngoại lệ

4. NHÂN VIÊN
Việc chăm sóc một cửa hàng bán rau, thịt cá, cần những người tỉ mỉ, có kỹ năng bếp núc tốt và thường họ từ 26 tuổi trở lên. Khác với nhân Viên cửa hàng di động, điện máy cần ngoại hình, trẻ trung.
Cứ nhìn các quầy thịt, cá tại BigC, của Vissan họ thường là người khá cứng tuổi và vững vàng trong nội chợ. Đó là việc sử dụng người đúng công việc. BHX thì ngược lại vẫn người trẻ ít kinh nghiệm bếp núc nên hiệu quả của họ thấp.
Đấy là những điều mà BHX đã quá chủ quan khi dập khuôn mô hình quản lý cửa hàng thành công này sang cho một loại mặt hàng khác chả iên quan gì nhau.

Tác giả: Vịt triky

Không có nhận xét nào